Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai Lịch_sử_Nhật_Bản

Từ sự đầu hàng trong Chiến tranh thế giới thứ hai vào 2 tháng 9 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản bị giải thể, một nhà nước mới "của Nhà nước Nhật Bản" được thành lập.

Nhật Bản trong Chiến tranh Lạnh

Nhật Bản trong Chiến tranh Lạnh là thời kỳ từ năm 1945 cho đến năm 1989.

Sự thất bại trong chiến tranh và sự sụp đổ của chủ nghĩa quân phiệt. Hứng chịu thảm họa bom nguyên tử lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bắt đầu thời kỳ Nhật Bản bị chiếm đóng lần đầu tiên trong lịch sử. Vị trí tối cao của Thiên hoàng không còn khi chế độ quân chủ nghị viện được thiết lập và Hiến pháp hòa bình ra đời. Tiến hành các cải cách dân chủ, xây dựng lại nền công nghiệp bị tàn phá. Hiệp ước San Francisco có hiệu lực.

Sau khoảng 10 năm hậu chiến, Nhật Bản đã đạt được các kỳ tích về kinh tế và đời sống của nhân dân được nâng cao.[98] Kỷ niệm 100 năm (1868-1968) Duy Tân Minh Trị Kawabata Yasunari, nhà văn Nhật Bản, được trao giải Nobel văn học. Bước phát triển kinh tế ngoạn mục đem đến cho Nhật Bản vai trò quốc tế như một quốc gia thương mại và dần dần trở thành nước có tiềm lực kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ. Xảy ra vụ bê bối Lockheed, chính trường xáo trộn, đồng yên tăng giá và buôn bán thặng dư trở thành một vấn đề quốc tế. Đã diễn ra những sự kiện trọng đại trong đời sống kinh tế, xã hội Nhật Bản: Khai trương mạng lưới tàu Shinkansen (Tokaido, San'yo, Tōhoku, Kan'etsu), chia tách và tư hữu hoá đường sắt quốc gia, mở đường hầm Seikan, khai trương cầu Sento Ohashi, vụ bê bối Recruit.

Thời kỳ Heisei

Bài chi tiết: Thời kỳ Heisei

Thời kỳ Heisei (平成時代, hay thời đại Bình Thành hay còn được gọi là thời kỳ sau khi chiến tranh lạnh) bắt đầu từ năm 1989. Một số học giả Tây phương cho rằng Heisei đánh dấu mốc Nhật Bản bước vào kỷ nguyên hậu hiện đại.

Năm 1989 đánh dấu một thời kỳ phát triển cực thịnh nhất trong lịch sử Nhật Bản. Cùng với giá trị đồng tiền yen mạnh và tỷ lệ đổi tiền có lợi với tiền đô la, các ngân hàng ở Nhật Bản giữ số lợi tức thấp do đó sinh ra cuộc đầu tư lớn làm tài sản đất của thành phố Tōkyō tăng tới 60% trong một năm. Khi gần tới năm mới của năm 1990, giá cổ phiếu Nikkei 225 đã lên tới mức kỷ lục 39 000 yên. Vào tới năm 1991, nó đã rớt xuống 15 000, đánh dấu điểm kết thúc của thời kỳ huy hoàng bong bóng kinh tế của Nhật Bản.[99] Số lượng thất nghiệp sau đó tăng khá cao nhưng không tới nỗi quá tệ. Thay vì chịu phạm vi thất nghiệp lớn, Nhật Bản đã phải chịu sự suy thoái kinh tế một cách từ từ và cũng có những hậu quả khôn lường. Do đó rất khó có thể có những số liệu chính xác về ảnh hưởng kinh tế được. Trong thời gian thịnh vượng thì các công ăn việc làm thường được xem là chỗ làm lâu dài thậm chí nhiều người nghĩ là chỗ làm cả đời. Tuy nhiên, Nhật Bản trong thập kỷ đi xuống, cũng thấy có một số diễn biến có lợi nhưng sự tăng tạm thời trong các công việc thời gian phụ và có một số lợi ích cá nhân. Điều này đã tạo nên sự khác biệt lớn đối với những thế hệ. Đối với những người đi vào ngành lao động trước thập kỷ đi xuống thì vẫn giữ được việc làm và hưởng được lợi ích và không bị ảnh hưởng gì đối với nền kinh tế bị suy sụp nhưng đối với những công nhân đi vào ngành lao động trễ hơn thì sẽ phải gánh chịu hậu quả của nền kinh tế xấu.

Trong một loạt các việc tai tiếng tài chính của LDP, một sự liên minh dẫn đầu bởi Morihiro Hosokawa. Ông nắm quyền vào năm 1993. Hosokawa đã thành công trong việc tạo ra đầu phiếu đa số tương đối thay vì đầu phiếu không chuyển nhượng đơn.[100] Tuy nhiên sự liên mình đó đã bị sụp đổ khi nhiều đảng phái khác tập trung lại để lập đổ đảng LDP. Đảng LDP thiếu sự hợp nhất trong các vấn đề xã hội. Đảng LDP trở lại quyền lực vào năm 1996, khi nó giúp bầu đảng dân chủ xã hội Tomiichi Murayama thành thủ tướng.

Trận động đất Kobe 1995 xảy ra tại thành phố Kobe vào ngày 17 tháng 1 năm 1995. 6 ngàn người bị chết và 44 ngàn người bị thương. 250 ngàn căn hộ bị hủy diệt hoặc bị cháy hết. Tổng số tiền tổn thất lên tới hơn 10 nghìn tỷ yên.[101] Vào tháng 3 ở cùng năm đó nhóm cực đoan Aum Shinrikyo đã tấn công trạm ga tại thành phố Tōkyō cùng với khói sarin, làm thiệt mạng 12 người và làm bị thương hàng trăm người. Một khảo sát sau này cho biết rằng nhóm cực đoan này chịu trách nhiệm trong nhiều vụ án mạng xảy ra trước vụ việc nhà ga.[102]

Koizumi Junichirō từng là chủ tịch của đảng và thủ tướng của Nhật từ tháng 4 năm 2001 đến tháng 9 năm 2006. Koizumi được sự ủng hộ rất cao. Ông từ là người tham gia cải cách kinh tế. Ông đã tư nhân hóa hệ thống bưu điện quốc gia. Koizumi còn tham gia rất nhiều hoạt động tích cực trong cuộc chiến tranh chống khủng bố. Ông đã gởi 1 ngàn lính lực lượng Phòng vệ Nhật Bản để giúp Iraq kiến thiết lại sau chiến tranh Iraq. Đó là số lượng binh lính nhiều nhất được gửi ra hải ngoại của Nhật Bản kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Chiến tranh Vùng Vịnh, hoạt động chính trị bị hỗn loạn, vụ bê bối Sagawa Kyubin (佐川急便) đã xảy ra. Hoạt động giữ gìn hoà bình của Liên hiệp quốc được triển khai. Lực lượng phòng vệ được cử đến CampuchiaMozambique. Xảy ra trận động đất Hanshin-Awaji (阪神淡路大震災).[101] Đây là thời kỳ ghi dấu bởi những giai đoạn trì trệ kinh tế[103] và những bước hồi phục chậm chạp. Nhật Bản bước vào thế kỷ XXI với những thay đổi vị thế trên trường quốc tế, nhấn mạnh hơn đến vị trí chính trị và quân sự, đặc biệt là việc đưa quân ra nước ngoài và thành lập Bộ quốc phòng thay cho Cục phòng vệ quốc gia vào ngày 9 tháng 1 năm 2007.

Các liên minh được thành lập giữa đảng dân chủ (ĐDC) và cánh tả đảng Xã hội Dân chủ và đảng bảo thủ đảng nhân dân mới (tiếng Anh "People's New Party"). Một liên minh đối đầu khác được thành lập giữa nhóm bảo thủ tự dođảng Dân chủ Tự do. Các đảng phái khác như đảng Tân Kōmeitō, đảng theo chủ nghĩa Sōka Gakkaiđảng Cộng sản Nhật Bản. Vào ngày 2 tháng 6 năm 2010, thủ tướng Yukio Hatoyama từ chức chỉ huy của đảng ĐDC vì lý do ông đã thất bại trong tiến trình thực hiện lời hứa của mình. Ông đã từng hứa sẽ hủy bỏ khu căn cứ của Hoa Kỳ tại đảo Okinawa.

Ngày 11 tháng 3 năm 2011 Nhật Bản phải hứng chịu một trận động đất mạnh nhất ghi nhận được trong lịch sử của quốc đảo này, tác động nghiêm trọng tới khu vực Đông Bắc đảo Honshū. Với độ lớn lên tới 9,0 9,0 MW.[104], trận động đất này đã gây sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản làm hàng vạn người chết và mất tích, hàng trăm nghìn nhà cửa và công trình bị hủy hoại. Sóng thần cũng gây hư hỏng các lò phản ứng hạt nhân ở Fukushima, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là Sự cố nhà máy điện Fukushima I dẫn đến nóng chảy hạt nhân gây rò rỉ phóng xạ ra môi trường. Đây là thảm họa nhà máy điện nguyên tử lớn nhất từ sau thảm họa Chernobyl năm 1986.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Nhật_Bản http://www.amazon.com/Cambridge-History-Japan-Vol-... http://www.amazon.com/dp/0231111444 http://www.amazon.com/dp/0415185378/ http://www.amazon.com/dp/0801489121 http://www.amazon.com/dp/0813336007 http://www.asiaquarterly.com/content/view/124/40/ http://cache.britannica.com/eb/article-8481 http://books.google.com/books?id=0syC6L77dpAC http://books.google.com/books?id=456jNSMNwrcC&pg=P... http://books.google.com/books?id=A3_6lp8IOK8C&pg=P...